GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
- Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa gồm 2 chuyên ngành Kỹ thuật điện công nghiệp và Tự đông hóa;
- Trình độ đào tao: Đại học chính quy;
- Thời gian đào tạo: 4,5 năm (chương trình có thể thiết kế linh hoạt trong 4 năm).
- Mục tiêu đào tạo
Ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa đào tạo kỹ sư Kỹ thuật điện công nghiệp và kỹ sư Tự động hóa đáp ứng nhu cầu xã hội, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử, máy điện, truyền động điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống tự động hoá toà nhà, điều khiển PLC, SCADA và tự động hóa quá trình sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Năng lực của người học sau khi tốt nghiệp
– Có năng lực chuyên môn đáp ứng công việc: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống đo lường và điều khiển tự động trong các xí nghiệp công nghiệp; trong các công trường xây dựng và khai thác; trong các công ty sản xuất, chế biến thực phẩm, hóa dầu, luyện gang, cán thép … và các công ty lắp ráp (xe máy, ôtô, các thiết bị điện tử …), các công ty truyền tải và phân phối điện năng; trong các công ty nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển; các công ty quản lý tự động tòa nhà…
– Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc;
– Có khả năng tổ chức, quản lí, điều hành công việc;
– Có khả năng truyền đạt, đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật điện công nghiệp.
- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
– Kỹ sư thiết kế, vận hành, kiểm tra, nghiệm thu dự án về hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét tại các công ty, nhà máy, khu công nghiệp, khu đô thị, cao ốc, trung tâm thương mại;
– Kỹ thuật viên tại các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, công ty tư vấn và xây lắp điện, công ty truyền tải điện và phân phối điện;
– Nghiên cứu và giảng dạy trong các viện nghiên cứu, trong các cơ sở đào tạo (cao đẳng và đại học), dạy nghề có liên quan đến các giải pháp kỹ thuật điện, tự động hóa;
– Làm công tác quản lý, thiết kế, vận hành trong các công ty liên doanh nước ngoài đang kinh doanh hoạt động về lĩnh vực kỹ thuật điện và tự động hoá;
– Làm chuyên viên tại các chi cục đo lường, các trung tâm đo lường, kiểm định của các tỉnh như: Sở khoa học và công nghệ; Chi cục đo lường của Tỉnh; các phòng công tơ, đo lường, thí nghiệm của công ty Điện lực; các phân xưởng đo lường tự động của các nhà máy;
– Kỹ sư, quản lý và điều hành tại Các công ty tư vấn, thiết kế dây chuyền sản xuất, hệ thống tự động hóa; các công ty, nhà máy có ứng dụng hệ thống tự động trong sản xuất.…;
– Tiếp tục học tập, nghiên cứu các chuyên ngành sâu ở bậc đào tạo sau đại học như: Tự động hoá, các lĩnh vực quản lý, điều hành sản xuất.
- Kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp:
– Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dùng ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
– Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện (máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp), các thiết bị đo lường và điều khiển trong công nghiệp và dân dụng;
– Kỹ năng phân tích, thiết kế, vận hành, khai thác, bảo trì các hệ thống điều khiển tự động công nghiệp vừa và nhỏ, các hệ thống dịch vụ và công cộng: hệ thống PLC, vi xử lý, mini SCADA, các dây truyền sản xuất trong công nghiệp;
– Đề xuất, thiết kế các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống điều khiển, các modul sản xuất linh hoạt, hệ thống điều khiển các quá trình với chức năng điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu; đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý năng lượng và tiết kiệm điện năng.
– Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, có kỹ năng phát hiện, phân tích, xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành kỹ thuật điện, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
– Có khả năng đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý năng lượng và tiết kiệm điện năng;
– Khảo sát, thiết kế, chỉ đạo thi công, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong xí nghiệp công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất;
– Tham gia xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án hệ thống điện trong công nghiệp có hiệu quả.
Kỹ năng mềm:
– Có khả năng ứng xử, giao tiếp, lập báo cáo, làm thuyết trình một cách bài bản,
chuyên nghiệp và thuyết phục trong quá trình điều hành và quản lý sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế khác của công ty, nhà máy.
– Có khả năng làm việc theo nhóm, tổ sản xuất thông qua hoạt động thảo luận và sử dụng các công cụ và phương tiện hiện đại; trong quá trình sáng tạo, thi đua, nghiên cứu khoa học để nâng cao năng xuất và phát triển sản phẩm.
– Làm chủ khoa học công nghệ và công cụ lao động tiên tiến trong thực tế; chịu được áp lực công việc, giải quyết hợp lý các vấn đề phát sinh và đề xuất các giải pháp để thực hiện công việc hiệu quả.